Đây là hiện tượng hầm cầu bị ứ đọng nước và không thể xả hết nước hoặc nước xuống rất chậm. Điều này gây sự khó chịu trong quá trình sử dụng hầm cầu trong việc sinh hoạt cá nhân.

Những lý do chính dẫn tới việc hầm cầu bị đầy hay nghẹt bao gồm hầm cầu đang sử dụng không đạt đủ tiêu chuẩn hay kết cấu xả của bồn cầu không hợp lý, ngoài ra còn do thói quen sinh hoạt hằng ngày và cuối cùng có thể do các vật thể lạ cụ thể như đồ vật hay đồ dùng gây tắc nghẽn hầm cầu.

Dấu hiệu hầm cầu bị đầy và nghẹt.

Có nhiều cách nhận biết và hướng nhìn nhận dấu hiệu để thấy được vấn đề đang xảy ra với hầm cầu, ngoài ra bằng cách nhìn nhận bằng mắt thường vẫn có những hướng nhận biết khác giúp người sử dụng nhận biết được và có cách xử lý hầm cầu bị đầy nhanh nhất và hiệu quả nhất, giúp tránh việc ứ tắc lâu ngày và dẫn đến việc khó xử lý hơn.


Hiện tượng nước xuống chậm hoặc không xuống hết khi xả hầm cầu.

Với hiện tượng này, có thể dễ dàng thấy được bằng mắt thường và thường xuyên xảy ra nhiều hơn khi tuổi thọ của hầm cầu cao. 

Cụ thể, khi hiện tượng hầm cầu bị đầy xảy ra việc xả nước xuống hết ngay như thông thường là việc khó hoặc không thể xảy ra vì có thể đã có vật thể ngăn cản nước xuống.

Chưa kể khi nước không thể xuống được sẽ khiến hầm cầu không thể sử dụng được nữa vì lý do vệ sinh.



Nước hầm cầu bị chảy tràn ra ngoài.

Phát sinh từ việc dồn ép xả nước từ vấn đề nước xuống chậm hoặc không xuống hết khi xả hầm cầu gây ra việc hầm cầu bị đầy dẫn đến tràn ra ngoài gây mất thẩm mỹ và mất vệ sinh.

Khi nước tràn ra ngoài sẽ dẫn theo các chất thải và vi khuẩn gây bẩn hầm cầu và khiến khó vệ sinh và xử lý hơn.


Mùi hôi khó chịu trong hầm cầu.

Khi hầm cầu bị đầy thì trong hầm cầu sẽ chứa nhiều chất thải gần đây chưa được xử lý bị pha loãng với nước hoặc tệ hơn chất thải từ bồn chứa sẽ trào ngược lên trở lại.

Khi ấy mùi hôi khó chịu được gây ra bởi chất thải sẽ lan ra gây khó chịu cho người sử dụng.


Hầm cầu xuất hiện âm thanh lạ.

Cùng với lượng nước, chất thải có trong hầm cầu và lí do hay vật dụng gây nghẽn tắc mà khi nước cố rút sẽ tạo nên những âm thanh ục ục.

Những âm thanh này sẽ cố định khi hầm cầu tự hoạt động theo cơ chế thiết kế ban đầu nhưng vẫn cần được xử lý.

Dù có nghe hoặc hết nghe những âm thanh lạ này chủ nhà cần xử lý vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể để đảm bảo giá trị và tuổi thọ sử dụng của hầm cầu.


Cách xử lý hầm cầu bị đầy.

Vấn đề hầm cầu bị đầy vốn không còn phải là vấn đề còn quá xa lạ đối với mỗi hộ gia đình và thậm chí mỗi cá nhân thì nó gắn liền với nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con người. Sau đây là những cách xử lý hầm cầu bị đầy nhanh chóng và hiệu quả nhất.


Sử dụng bơm thụt hầm cầu.

Bơm thụt hầm cầu là vật dụng quen thuộc trong nhà vệ sinh của người Việt Nam và được xem là vật dụng hữu hiệu nhất khi xử lý các vấn đề liên quan tới hầm cầu bị đầy hay nghẹt. Với các sử dụng đơn giản và hiệu quả cao, bơm thụt hầm cầu luôn được tin dùng.


Cách dùng cụ thể:

  • Đưa miệng cao su của dụng cụ bơm thụt vào trong hầm cầu, để sát miệng cao su vào lỗ thông dưới cầu tiêu.
  • Dùng sức của tay bơm thụt lên xuống liên tục để chất thải hay vật cản được hút ra ngoài.
  • Liên tục làm trong khoảng 5 đến 12 phút để vật cản và chất thải bị tống ra hết khỏi hầm cầu.
  • Tiếp tục vệ sinh dụng cụ, kiểm tra lại xem còn vật cản trong hầm cầu không và xả nước lại nếu nước chảy như bình thường thì đã hoàn thành việc thông hầm cầu.


Sử dụng Pít-tông cao su.

Pít - tông cao su có nhiều đầu có kích thước khác nhau phù hợp với nhiều loại hầm cầu.

Pít - tông đề cao sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc hỗ trợ thông thoáng hầm cầu hoặc các mục đích sử dụng tương tự cần tới công dụng của pít - tông cao su như việc hầm cầu bị đầy hay nghẹt.


Cách dùng cụ thể:

  • Lựa chọn loại pít tông có đầu cao su phù hợp với hầm cầu đang gặp phải vấn đề.
  • Đưa đầu cao su của pít - tông vào hầm cầu và cố định trên miệng của lỗ thông.
  • Dùng lực của tay làm và lặp lại hành động nhấn xuống kéo lên.
  • Pít - tông bằng sử dụng lực hút sinh ra từ lực tác động của tay sẽ giúp hút chất thải hoặc vật cản có trong hầm cầu.
  • Tiếp tục vệ sinh dụng cụ, kiểm tra lại xem còn vật cản trong hầm cầu không và xả nước lại nếu nước chảy như bình thường thì đã hoàn thành việc thông hầm cầu.


Sử dụng Baking soda và giấm.

Việc lựa chọn baking soda và giấm là giải pháp tối ưu khi bạn không muốn thực hiện giải quyết việc hầm cầu bị đầy một cách thủ công.

Hơn nữa việc sử dụng baking soda và giấm cũng đem lại hiệu quả rất tốt và nguyên liệu cũng dễ kiếm thấy sẵn trong nhà.


Cách dùng cụ thể:

  • Cho một nửa chén baking soda vào hầm cầu (tuỳ vào lưu lượng và mức độ mà có thể cho nhiều hoặc ít hơn).
  • Cho thêm một nửa chén giấm vào hầm cầu kết hợp với baking soda lúc đầu. 
  • Đợi hiện tượng sủi bọt xảy ra, nếu chưa có thể cho thêm baking soda và giấm.
  • Đậy nắp hầm cầu hoặc dùng màng bọc thực phẩm hoặc bao ni lông để đậy kín.
  • Sử dụng nước nóng để đổ vào hầm cầu vào hôm sau, sau đó xả nước liên tục và tiếp tục lặp lại các bước trên cho đến khi hầm cầu thông thoáng.


Sử dụng hoá chất để thông hầm cầu.

Có nhiều loại hoá chất được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ việc thông thoáng hầm cầu bị đầy, những loại hoá chất này khi tiếp xúc với nước sẽ gây ra chuỗi phản ứng mạnh giúp phá vật thể cản đường nước xuống.

Hiện nay hoá chất được sử dụng ở nhiều dạng như dạng viên, dạng bột, dạng lỏng.


Cách dùng cụ thể:

  • Cho hoá chất vào hầm cầu với lượng vừa phải (tuỳ vào lưu lượng và mức độ mà có thể cho nhiều hoặc ít hơn).
  • Đợi hoá chất bắt đầu hoạt động khi tiếp xúc với nước.
  • Đậy nắp hầm cầu hoặc dùng màng bọc thực phẩm hoặc bao ni lông để đậy kín.
  • Sử dụng nước nóng và xả nước liên tục để tráng lại thành hầm cầu vào 2-3 tiếng sau.

Sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp.

Có lẽ đây là cách giải quyết nhanh nhất và hiệu quả nhất khi chúng ta giao lại việc xử lý cho cơ quan chuyên nghiệp.

Với thời gian giải quyết nhanh gọn và chuyên nghiệp ta sẽ đỡ tốn thời gian giải quyết và giảm thiểu tối đa việc gây tổn hại cho hầm cầu.

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp hút hầm cầu có mặt trên thị trường và cạnh tranh nhau khá gay gắt. Họ giải quyết các vấn đề hầm cầu cả việc hầm cầu bị đầy hay nghẹt.

Việc lựa chọn chất lượng và giá cả khi hút hầm cầu là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.


Với giá trung bình trong khoảng từ 300 ngàn đồng đến 900 ngàn đồng đối với 1 khối rút ra ở hộ gia đình tuỳ theo diện tích và khu vực.

Với các khu vực hay công trình xây dựng, giá hút hầm cầu dao động từ 800 ngàn đồng đến 2 triệu đồng đối với 1 khối.

Ngoài ra, các loại công trình xây dựng khác vẫn được hỗ trợ hút hầm cầu với nhiều mức giá khác nhau và cần được thoả thuận thông qua khối lượng hút, diện tích bể phốt và khu vực hiện tai của công trình.